Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Hai bài toán hình học nổi tiếng trong kì thi IMO

Đây là hai bài hình học trong kì thi toán Quốc tế được thầy Trần Quang Hùng đánh giá là đặc biệt và hay trong 7 bài hình học mà thầy đăng

Bài toán 1 (IMO 1985 bài 5 ngày 2). Đường tròn với tâm O đi qua các đỉnh A và C của tam giác ABC cắt các đoạn thẳng BA,BC lần thứ hai tại các điểm K và N. Gọi M là giao điểm của các đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và KBN (khác B). Chứng minh rằng $∠OMB=90^o$.


Bài toán 2 (IMO 1996 bài 2 ngày 1). Cho điểm P nằm trong tam giác ABC sao cho ∠APB−∠ACB=∠APC−∠ABC. Gọi D,E lần lượt là tâm nội tiếp các tam giác APB,APC. Chứng minh rằng AP,BD,CE đồng quy.
Tôi xin trình bày tắt lời giải của hai bài toán.

Bài toán 1: Gọi P là giao điểm các đường thẳng AC và KN thì 4 điểm M, P, A, K cùng thuộc một đường tròn (theo định lý Miquel) ngoài ra ta cũng có M nằm trên đoạn BP.

Theo phương tích ta có:

$BO^2-PO^2=BO^2-R^2-(PO^2-R^2)=\overline{BM}.\overline{BP}-\overline{PM}.\overline{PB}=BM^2-PM^2$

Theo định lí 4 điểm ta có điều phải chứng minh.

Bài toán 2:  Ta sẽ sử dụng bổ đề: Cho P là một điểm năm trong tam giác ABC. X,Y,Z lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ P xuống BC, CA, AB.

Khi đó:$ PA=\dfrac{YZ}{sin A}$ và $\angle APB-\angle ACB=\angle XZY$

Bổ đề này xin dành cho bạn đọc chứng minh.

Trở lại bài toán. Ta có: $\angle APB-\angle ACB=\angle XZY$ và $\angle APC-\angle ABC=\angle XYZ$
Suy ra tam giác XYZ cân, với XY=XZ. Từ đó:

$PCsinACB=PB.sin ABC$ dùng thêm định lí hàm sin ta được

$\dfrac{AB}{PB}=\dfrac{AC}{PC}$

Nếu BD cắt AP tại W thì theo định lí Stewwart ta có $\dfrac{AB}{PB}=\dfrac{AC}{PC}=\dfrac{AW}{PW}$ và CW cũng là phân giác, ta có điều phải chứng minh.


Dùng phép song ánh để giải bài toán tổ hợp-Phần 1



Đối với một số bài tổ hợp đếm, thì thay vì đếm theo đề bài rất khó khăn ta có thể đếm bằng cách xây dựng một song ánh và áp dụng tính chất:
"Nếu có một phép song ánh đi từ tập X đến tập Y thì |X|=|Y| (trong đó X, Y là hai tập hữu hạn)". Và chuyển về một bài toán đơn giản hơn để tính toán.

Ví dụ: Gọi N là tất cả các số viết trong hệ thập phân có n chữ số trong đó chỉ có các chữ số 1,2,3,4 và số chữ số 1 bằng số chữ số 2. Tính |N|
Giải
Ta bắt đầu xây dựng một phép song ánh:
Gọi M là các số nguyên dương viết trong hệ thập phân có 2n chữ số, trong đó có n chữ số 1 và n chữ số 2. Ta sẽ chứng minh |M|=|N|
Với mỗi số có n chữ số gồm các chữ số 1,2,3,4 và số chữ số 1 bằng số chữ số 2, ta nhân đôi thành số có 2n chữ số theo quy tắc sau: đầu tiên, hai phiên bản của số này được viết kề nhau thành số có có 2 chữ số, sau đó các chữ số 3 ở n chữ số đầu và các chữ số 4 ở n chữ số sau được đổi thành chữ số 1, các chữ số 3 ở n chữ số sau và các chữ số 4 ở n chữ số đầu được đổi thành chữ số 2.

Như thế ta thu được một số có đúng n chữ số 1 và n chữ số 2. Rõ ràng đây là một đơn ánh. Ta thấy với mỗi phần tử thuộc M đều được xác định bởi 1 phần tử N bằng cách ta cắt n chữ số đầu và n chữ số còn lại rồi cộng theo quy tắc 1+1=1, 2+2=2, 1+2=3, 2+1=4, và ta thu được các số gồm các chữ số 1,2,3,4 với số chữ số 1 bằng số chữ số 2.

Vậy ta có |M|=|N|

Số phần tử của |M|=$2^n.C^n_{2n}$ nên $|N|=2^n.C^n_{2n}$.

Như vậy qua phép song ánh ta đã đếm số phần tử của N bằng cách đơn giản hơn do chỉ cần đếm số phần tử của tập M.

Sở dĩ có phép cộng trên là do ta đã sử dụng đơn ánh để xây dựng tính chất từ $M$ sang $N$.

Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc

Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp...