Processing math: 1%

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc


Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Chuyên.

Bài 1. Cho các số thực dương a,b,c thỏa mãn
{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}=3\min \{a+b,b+c,c+a\}>\sqrt{2}.
a) Chứng minh rằng a,b,c là độ dài ba cạnh của một tam giác.
b) Biết rằng diện tích S của tam giác nói trên có thể tính theo công thức
16{{S}^{2}}=2({{a}^{2}}{{b}^{2}}+{{b}^{2}}{{c}^{2}}+{{c}^{2}}{{a}^{2}})-({{a}^{4}}+{{b}^{4}}+{{c}^{4}}).
Tìm giá trị lớn nhất của S.

Lời giải.

a) Đặt c là số lớn nhất trong các số a,b,c. Để chứng minh a,b,c là các cạnh của tam giác, ta chỉ cần làm rõ c<a+b.
Theo đề bài thì a+b>\sqrt{2} nên {{a}^{2}}+{{b}^{2}}\ge \frac{1}{2}{{(a+b)}^{2}}>1, suy ra {{c}^{2}}<2 hay c<\sqrt{2}.
Do đó, a+b>c hay a,b,c là ba cạnh của tam giác.
b) Theo công thức đã cho thì
16{{S}^{2}}={{({{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}})}^{2}}-2({{a}^{4}}+{{b}^{4}}+{{c}^{4}})\le \frac{1}{3}{{({{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}})}^{2}}=3.
Vậy giá trị lớn nhất của S\frac{\sqrt{3}}{4}, đạt được khi a=b=c=1.

Bài 2. Cho a,b,c là các số thực dương có tổng bằng 1. Chứng minh rằng
\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}+\frac{b}{a}+\frac{c}{b}+\frac{a}{c}+6\ge \sqrt{\frac{8}{a}-8}+\sqrt{\frac{8}{b}-8}+\sqrt{\frac{8}{c}-8}.

Lời giải.

Ghép cặp và dùng BĐT Cô-si cho hai số:
\frac{a}{b}+\frac{c}{b}+2=\frac{a+c}{b}+2\ge 2\sqrt{\frac{2(a+c)}{b}}=2\sqrt{\frac{2(1-b)}{b}}=\sqrt{\frac{8}{b}-8}.

Bài 3. Cho x,y,z là các số thực dương thỏa mãn điều kiện x+y+z=\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}. Chứng minh rằng \sqrt{2}(x+y+z)\ge \sqrt{xy+1}+\sqrt{yz+1}+\sqrt{zx+1}.

Lời giải.

Theo BĐT Cô-si thì (x+\frac{1}{y})+2y\ge 2\sqrt{2y\left( x+\frac{1}{y} \right)}=2\sqrt{2}\cdot \sqrt{xy+1}, suy ra
x+2y+\frac{1}{y}\ge 2\sqrt{2}\cdot \sqrt{xy+1}.
Thực hiện tương tự và cộng lại, ta có
3x+3y+3z+\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}\ge 2\sqrt{2}\left( \sqrt{xy+1}+\sqrt{yz+1}+\sqrt{zx+1} \right).
Chú ý rằng \frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=x+y+z nên vế trái chính là 4(x+y+z).

Bài 4. Cho a,b,c là các số thực dương thỏa mãn abc=1. Chứng minh rằng
{{\left( a+\frac{1}{b} \right)}^{2}}+{{\left( b+\frac{1}{c} \right)}^{2}}+{{\left( c+\frac{1}{a} \right)}^{2}}\ge 3(a+b+c+1).

Lời giải.

Theo BĐT quen thuộc {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}\ge xy+yz+zx, ta có
VT \ge ( a+\frac{1}{b}) ( b+\frac{1}{c}) + ( b+\frac{1}{c}) ( c+\frac{1}{a}) + ( c+\frac{1}{a} ) ( a+\frac{1}{b}) $
=ab+bc+ca+\frac{a}{c}+\frac{c}{b}+\frac{b}{a}+3+a+b+c
Ta lại có ab+\frac{b}{a}\ge 2b nên áp dụng tương tự và cộng lại thì
ab+bc+ca+\frac{b}{a}+\frac{a}{c}+\frac{c}{b}\ge 2(a+b+c).
Thay vào, ta có đpcm.

Bài 5. Cho a,b,c là các số thực dương thỏa mãn {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}=2(xy+yz+zx).
Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P=x+y+z+\frac{1}{2xyz}.

Lời giải. 

Đẳng thức đã cho viết lại thành {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2xy-2yz+2yz=4yz hay
{{(y+z-x)}^{2}}=4yz.
Không mất tính tổng quát, có thể giả sử x là số nhỏ nhất, khi đó y+z-x>0. Ta có
P=(y+z-x)+2x+\frac{2}{x{{(y+z-x)}^{2}}}.
Chú ý rằng 2x+\frac{2}{x{{(y+z-x)}^{2}}}\ge \frac{4}{y+z-x} nên
P\ge y+z-x+\frac{4}{y+z-x}\ge 4.
Giá trị nhỏ nhất là 4, đẳng thức xảy ra khi y=2,x=z=\frac{1}{2}.

Bài 6. Cho a,b,c là các số thực dương thỏa mãn a\ge 1\ge b. Tìm giá trị nhỏ nhất của
P=(a+b+c-1)\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}-1 \right).

Lời giải.

Theo đề bài thì a\ge 1\ge b nên (a-1)(b-1)\le 0 hay a+b\ge 1+ab\Leftrightarrow \frac{1}{a}+\frac{1}{b}\ge 1+\frac{1}{ab}.
Do đó a+b+c-1\ge 1+ab+c-1=ab+c và \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}-1\ge \frac{1}{ab}+\frac{1}{c}. Suy ra
P\ge (ab+c)\left( \frac{1}{ab}+\frac{1}{c} \right)=2+\frac{ab}{c}+\frac{c}{ab}\ge 2+2\sqrt{\frac{abc}{abc}}=4.
Do đó, giá trị nhỏ nhất cần tìm là 4, đạt được khi a=b=c=1. 

1 nhận xét:

Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc

Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp...