Processing math: 0%

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Nguyên lí Dirichlet và cách giải bằng tổng quát bài toán



Giải. Ta giải bài toán tổng quát sau

Cho hai dãy hữu hạn các số nguyên dương như sau:
x_1 \le x_2 \le ..\le x_m\le n; y_1 \le y_2\ le...\le y_n \le m Khi đó tồn tại các chỉ số
1 \le i_1 \le i_2 \le m; 1\le j_1 \le j_2 \le n sao cho:

\sum_{i=i_1}^{i_2}x_i=\sum_{i=j_1}^{j_2}y_j

Đặt: a_p=\sum_{i=1}^{p}x_i (p \in Z, 1\le p \le m), b_q=\sum_{j=1}^{q}y_j(q \in Z, 1 \le q\le n)

Vai trò của các số trên là như nhau nên ta có thể giả sử: a_m \le b_n

Lúc đó với mỗi p nhận giá trị từ 1 đến m tồn tại f(p) là chỉ số bé nhất mà a_p \le b_{f(p)}. Xét m hiệu:

 b_{f(1)}-a_1; b_{f(2)}-a_2;.... b_{f(m)}-a_m.

Ta chứng minh mọi hiệu đều bé hơn m. Thật vậy nếu có chỉ số p nào đó sao cho m \le b_{f(p)}-a_p thì m<b_{f(p)} suy ra f(p)>1 và
m \le b_{f(p)-1}+y_{f(p)}-a_p nên 0 \le m-y_{f(p)} \le b_{f(p)-1}-a_p nên a_p\le b_{f(p)-1} (mâu thuẫn)

Bây giờ nếu có 1 trong các b_{f(i)}-a_i=0 thì ta có cách chọn i_1=j_1=1; i_2=i, j_2=f(i) thoả mãn đề bài

Nếu không có hiệu nào bằng không thì theo nguyên lí dirichlet tồn tại 2 hiệu bằng nhau tức là có r,s thoả mãn:

b_{f(s)}-a_s=b_{f(r)}-a_r hay b_{f(s)}-b_{f(r)}=a_s-a_r

Chọn i_1=r+1; i_2=s j_1=f(r)+1, j_2=f(s) ta cũng có đẳng thức đề bài.

Vậy ta có điều phải chứng minh.

Nhận xét: -Đôi khi tổng quát hoá bài toán lại là cách hữu hiệu để giải một bài toán rườm rà nào đó.
-Ta có thể thấy rằng mấu chốt của bài toán là giả sử a_m \le b_n nếu như b_n \le a_m thì sao ? do ta đã nói không mất tính tổng quát có nghĩa là nếu b_n \le a_m thì chỉ việc thay x,z,m,i,p bởi y,b,n,j,q ta vẫn thu được lời giải chính xác.
- Chỉ số bé nhất f(p) chính là điều kiện chặt để giải bài toán ở đây ta đã dùng nguyên lí cực hạn
- Còn chứng minh mọi hiệu bé hơn m là để dùng dirichle

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc

Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp...