Processing math: 100%

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Chứng minh bất đẳng thức trong dãy số

Bài 1: Cho dãy số {x_n} xác định bởi x_n=\frac{1}{n^m(n+a)\sqrt{n+b}} (m>a, m \in Z)

Khi đó: x_1 + x_2+..+x_n <\frac{1}{a\sqrt{1+b}}

Giải:

Ta có:

x_n=\frac{a}{an^{m-1}\sqrt{n+b}.n(n+a)}=\frac{1}{an^{m-1}\sqrt{n+b}}(\frac{1}{n}-\frac{1}{n+a})

x_n=\frac{a}{an^{m-1}\sqrt{n+b}.n(n+a)}=\frac{1}{an^{m-1}\sqrt{n+b}}(\frac{1}{n}-\frac{1}{n+a})=\frac{1}{an^{m}\sqrt{n+b}}-\frac{1}{an^{m-1}(n+a)\sqrt{n+b}}<\frac{1}{an^{m}\sqrt{n+b}}-\frac{1}{a(n+1)^m\sqrt{n+1+b}}

Đến đây áp dụng công thức tổng sai phân ta có điều phải chứng minh.

Bài 2: Cho dãy số {u_n}, { v_n} xác định như sau:

\left\{\begin{matrix} u_1>0, v_1>0 &  & \\ u_{n+1}=u_n+\frac{1}{v_n},  n\ge1 &  & \\ v_{n+1}=v_n+\frac{1}{u_n}, n \ge 1&  & \end{matrix}\right.

Chứng minh rằng: \sqrt[3]{(u_{2013}+v_{2013})^2} > 2\sqrt[3]{2013}

Giải:

Đặt w_n=(u_n+v_n)^2

w_{n+1}=(u_{n+1}+v_{n+1})^2=[(u_n+v_n)+(\frac{1}{u_n}+\frac{1}{v_n})]^2>(u_n+v_n)^2+2(u_n+v_n)(\frac{1}{u_n}+\frac{1}{v_n}) \ge w_n+8

Suy ra: w_n \ge w_2+(n-2).8

Chọn n=2013 ta được đpcm

Bài 3: (IMO 1970) Cho dãy số {U_n} có tính chất sau:1=u_o \le u_1 \le ..\le .. Xây dựng {v_n} như sau:

v_n=\sum_{k=1}^{n}(1-\frac{u_{k-1}}{u_k})\frac{1}{\sqrt{u_k}} \forall n \ge 1

a) Chứng minh rằng: 0 \le v_n \le 2

b) Với mọi số C cho trước0 \le C <2 đều tồn tại một dãy số {u_n} thỏa mãn điều kiện đã cho và v_n>C với vô số chỉ số n.

Giải:
a)
v_n có dạng dãy tổng nên ta sẽ dùng tổng sai phân:

Theo cách xác định dãy {v_n} thì:

v_n=\sum_{k=1}^{n}(1-\frac{u_{k-1}}{u_k})\frac{1}{\sqrt{u_k}}=2\sum_{k=1}^{n}\frac{u_k-u_{k-1}}{u_k(2\sqrt{u_k})}\\\le2\sum_{k=1}^{n}\frac{u_k-u_{k-1}}{u_k(\sqrt{u_k}+\sqrt{u_{k-1}})}=2\sum_{k=1}^{n}(\frac{1}{\sqrt{u_k}}-\frac{\sqrt{u_{k-1}}}{u_k})\\=2\sum_{k=1}^{n}(\frac{1}{\sqrt{u_k}}+\frac{1}{\sqrt{u_{k-1}}}-(\frac{\sqrt{u_{k-1}}}{u_k}+\frac{1}{\sqrt{u_{k-1}}})) \le 2 \sum_{k=1}^{n} (\frac{1}{\sqrt{u_k}}-\frac{1}{\sqrt{u_{k-1}}})\\=2(1-\frac{1}{\sqrt{u_n}})\le2

Vậy câu a được chứng minh.
b) Ta sẽ liên tưởng đến lim do điều cần chứng minh:

Bây giờ ta xét dãy số:u_n=\frac{1}{p^{2n}} thỏa mãn điều kiện trên. (p <1)

Đồng thời:(1-\frac{u_{k-1}}{u_k})\frac{1}{\sqrt{u_k}}=(1-p^2)p^k Vì vậy:

v_n=(1-p^2)\sum_{k=1}^{n}p^k=p(p+1)(1-p^n)=p(p+1)-p^n(p+1)p

limp^n=0 nếu n tới vô cùng. Do vậy ta chỉ cần chứng minh rằng tồn tại q sao cho C<q<2 thỏa mãn phương trình x(x+1)=q. Dễ thấy phương trình này có hai nghiệm trai dấu và nghiệm của nó phải thỏa điều kiện p<1 nếu không thìp(p+1) \le 2 >q.
Mà điều này là hiển nhiên vậy ta có đpcm.

Bài 4 (IMO 1982): Xét dãy số thực dương {u_n} thỏa mãn điều kiện:
1=u_o\ge u_1 \ge u_2..
a) Chứng minh rằng với mọi dãy có tính chất như trên đều tồn tại một số n sao cho:
\frac{u_o^2}{u_1}+\frac{u_1^2}{u_2}+...+\frac{u_{n-1}^2}{u_n} \ge 3,999
b) Chứng minh tồn tại một dãy như trên mà:

\frac{u_o^2}{u_1}+\frac{u_1^2}{u_2}+...+\frac{u_{n-1}^2}{u_n} <4

Giải:

a) Phần chứng minh câu a) làm ta liên tưởng đến cận trên bé nhất của tổng những dãy trên. Vì nếu k là cận trên bé nhất thì \frac{u_o^2}{u_1}+\frac{u_1^2}{u_2}+...+\frac{u_{n-1}^2}{u_n} >k
Nhưng k+ \varepsilon  > \frac{u_o^2}{u_1}+\frac{u_1^2}{u_2}+...+\frac{u_{n-1}^2}{u_n}

Ta sẽ chứng minh k \ge 4

Do:
\frac{u_o^2}{u_1}+\frac{u_1^2}{u_2}+...+\frac{u_{n-1}^2}{u_n}=\frac{u_o^2}{u_1}+u_1(\frac{(\frac{u_1}{u_1})^2}{\frac{u_2}{u_1}}+\frac{(\frac{u_2}{u_1})^2}{\frac{u_3}{u_1}}+..)

\Rightarrow k+\varepsilon >\frac{1}{u_1}+u_1k \geq 2\sqrt{k} (\varepsilon >0)

Đến đây ta cho \varepsilon càng nhỏ ta có đpcm.

b) Thấy dãy dãy u_n=2^{-n} thỏa mãn bài toán

Bài 5: Cho dãy số {u_n} xác định bởi \left\{\begin{matrix} u_o=1 &  & \\ u_{n+1}=u_n+\frac{1}{u_n} ( \forall n \in N) &  & \end{matrix}\right.

Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n ta đều có: \sum_{k=1}^{n}\frac{1}{u_n^4}<\frac{7}{6}

Nhận xét:
Ta có dãy trên tăng và không bị chặn trên, nên có đánh giá như sau:

u_{n+1}^2=u_n^2+2+\frac{1}{u_n^2} Do u_n tăng và không bị chặn trên nên \frac{1}{u_n^2} sẽ tiến dần tới 0 nên ta sẽ không tính tới.

Mạnh dạn đánh giá: u_{n+1}^2>u_n^2+2

Lời giải:

Ta có:

u_n^2>u_{n-1}^2+2>u_{n-2}^2+4>..u_1^2+2(n-1)=2n+2

Do đó:

\frac{1}{u_n^4}<\frac{1}{(2n+2)^2}<\frac{1}{(2n+1)(2n+3)}=\frac{1}{2}(\frac{1}{2n+1}-\frac{1}{2n+3})

Tới đây cộng các vế ta có đpcm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc

Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp...