Ta có bất đẳng thức trong đề thi Canada nổi tiếng sau đây:
Chứng minh rằng:
a^{2}b+b^{2}c+c^{2}a \leq \frac{4}{27} nếu a+b+c=1 và a,b,c dương.
Ta có cách giải dồn biến về biên ở đây
Lời giải khác
Nếu \{ p,q,r \}= \{ a,b,c \}, p \geq q \geq r, thì pq \geq pr \geq qr,
a^{2}b+b^{2}c+c^{2}a =a(ab)+b(bc)+c(ca) \leq p(pq)+q(pr)+r(qr)
=q(p^{2}+pr+r^{2}) \leq q(p+r)^{2}= \frac{1}{2}(2q)(p+r)(p+r)
\leq \frac{1}{2}(\frac{(2q)+(p+r)+(p+r)}{3})^{3}
=\frac{1}{2}(\frac{2}{3})^{3}=\frac{4}{27}
Dùng ý tưởng này ta có thể chứng minh:
Bài 1: Cho a+b+c+d=4 and a,b,c,d\geq0.
Chứng minh rằng a^{2}bc+b^{2}cd+c^{2}da+d^{2}ab\leq4
Lời giải:
Đặt {p,q,r,s}={a,b,c,d} and p \geq q \geq r \geq s. Theo bất đẳng thức hoán vị:
a^{2}bc+b^{2}cd+c^{2}da+d^{2}ab=a(abc)+b(bcd)+c(cda)+d(dab)
\leq p(pqr)+q(pqs)+r(prs)+s(qrs)=(pq+rs)(pr+qs)
\leq (\frac{pq+rs+pr+qs}{2})^{2}=\frac{1}{4}((p+s)(q+r))^{2}
\leq \frac{1}{4}((\frac{p+q+r+s}{2})^{2})^{2}
=4.
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi q=r=1 và p+s=2. (a,b,c,d)=(1,1,1,1),(2,1,1,0) và các hoán vị
Bài 2: a,b,c,d,e \ge 0 Chứng minh: a^{2}bcd+b^{2}cde+c^{2}dea+d^{2}eab+e^{2}abc \leq 5(\frac{a+b+c+d+e}{5})^{5}.
Lời giải:
Đặt \{a,b,c,d,e\}=\{p,q,r,s,t\}. Không mất tính tổng quát giả sử p\le q\le r\le s\le t Và ta có pqrs\le prst\le pqst\le pqrt\le qrst. Vì thế theo bất đẳng thức hoán vị:
\begin{eqnarray} &&\text{LHS}=a(abcd)+b(bcde)+c(cdea)+d(deab) \\
&\le& p(pqrs)+q(prst)+r(pqst)+s(pqrt)+t(qrst) \\
&=& qrs(p^2+t^2+3pt)=qrs[(p+t)^2+pt] \\
&\le& \frac{(2q)(2r)(2s)(p+t)(p+t)}{8}+pqrst \\
&\le& \frac18(\frac{2q+2r+2s+p+t+p+t}{5})^5+(\frac{p+q+r+s+t}{5})^5 \\
&=& 5(\frac{a+b+c+d+e}{5})^5 \end{eqnarray}
Blog này tổng hợp các bài toán hay, các bài giảng chọn lọc về nhiều chủ đề: đại số, hình học, giải tích, số học và tổ hợp liên quan đến Toán Olympic và Toán thi ĐH.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc
Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp...
-
I) Hàm phần nguyên: 1) Định nghĩa Phần nguyên của một số thực x là số nguyên lớn nhất không vượt quá x. Kí hiệu là [x]. 2) Tính chất...
-
Trong thế giới bất đẳng thức , ngoài những bất đẳng thức kinh điển và được áp dụng rất nhiều như bất đẳng thức AM – GM, bất đẳng thức Cauc...
-
Định nghĩa 1: Một số nguyên a được gọi là thặng dư bình phương mod n nếu tồn tại số nguyên x sao cho x^2 \equiv a (mod n) Ta cũng có th...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét