Processing math: 0%

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Dùng phép nghịch đảo để đơn giản hóa bài toán

Bài toán: Cho tam giác ABC nội tiếp (O). P là một điểm nằm trong tam giác và nằm trên phân giác trong của \angle BAC. Gọi E,F là điểm chính giữa của cung AC,AB. AE giao đường tròn (APC) tại điểm thứ hai là M, AF giao đường tròn (APB) tại điểm thứ hai là N. Chứng minh rằng: MN\parallel EF

Lời giải:



Xét phép nghịch đảo tâm A phương tích bất kì, ta đưa bài toán đã cho về bổ đề sau:

Bổ đề. Cho \Delta ABC,P là điểm bất kì trong tam giác và thuộc phân giác trong góc A.E,F là các điểm trên tia đối CB,BC sao cho CE=CA,BF=BA.

Gọi M,N=AE,AF \cap CP,BP. Khi đó (AEF) tiếp xúc (AMN).

Hay EF song song MN như vậy ta đã làm mất hết các đường tròn và đưa về bài toán THCS.

Gọi I và I' lần lượt là tâm nội tiếp và chân đường phân giác trong góc A.



Theo định lí Menelaus, \frac{MA}{ME}.\frac{EC}{CI'}.\frac{I'P}{PA}=1=\frac{NA}{NF}.\frac{FB}{BI'}.\frac{I'P}{PA}.

Theo định lí Thales, \frac{EC}{CI'}=\frac{AI}{II'}=\frac{FB}{BI'} \Rightarrow \frac{MA}{ME}=\frac{NA}{NF} \Rightarrow MN \parallel EF \Rightarrow (AEF) tiếp xúc (AMN) (đpcm).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc

Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp...