Ta có bổ đề sau: Cho tam giác ABC, trên BC lấy hai điểm D, E sao cho AD, AE đẳng giac trong góc A khi và chỉ khi (ADE) tiếp xúc (ABC).
Bổ đề được chứng minh bằng cách kẻ tiếp tuyến tại A của (ABC) rồi sau đó cộng góc đơn giản có thể suy ra tiếp tuyến tại A của (ABC) cũng là tiếp tuyến tại A của (ADE) suy ra đpcm.
Bài toán 1 (Brazil 2011): Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O), r và s là hai tiếp tuyến tại B, C của (O). r, s cắt AD tại M và N. BN cắt CM tại E. AE cắt BC tại F và L là trung điểm BC. Chứng minh (DLF) tiếp xúc (O).
Gọi K là giao điểm của r và s. Ta có L là trung điểm của BC và cần chứng minh (DFL) tiếp xúc (DBC) là (O), mà L là trung điểm BC. nên ta chỉ cần chứng minh DF là đối trung của tam giác DBC hay D,F,K thẳng hàng.
Áp dụng định lí Sin và Menelaus ta có:
\frac{sin\angle BKF}{sin\angle FKC}=\frac{BF}{FC}=\frac{BE}{EC}\frac{sin\angle AEN}{sin\angle MEA}=\frac{BE}{EC}\frac{AN}{AM}\frac{ME}{EN}=\frac{ME}{EC}\frac{BE}{EN}\frac{AN}{AM}=\frac{MB}{BK}\frac{NK}{NC}\frac{MB}{MK}\frac{CK}{CN}\frac{AN}{AM}=\frac{MB^{2}}{NC^{2}}\frac{NK}{MA}\frac{NA}{MK}=\frac{MD}{MK}\frac{NK}{ND}=\frac{sin\angle MKD}{sin\angle DKN}
Từ đây siu ra F, D, K thẳng hàng ta có đpcm
cách 2:
Gọi X=BM \cap CN, Y=AD \cap BC, Z=AC \cap BD .
Vì BC là đường đối cực của X đối với (O) ,
từ X(E,Y;C,B)=-1 ta có XE là đường đối cực của Y đối với (O) .
vì XZ là đường đối cực Y đối với (O) ,
nên X, E, Z thẳng hàng và C(B,A;N,M)=B(C,D;M,N) ,
vì thế (Y,F;B,C)=(Y,A;N,M)=C(B,A;N,M)=B(C,D;M,N)=(Y,D;M,N) .
suy ra D, F, X thẳng hàng
Vì DF là đường đối trung \triangle DBC ,
ta nhận đc \angle BDL=\angle FDC and (DLF) tiếp xúc (O) tại D .
Bài toán 2 : Cho tam giác ABC nội tiếp (O). M,N trên (O) sao cho MN\parallel BC và AB nằm giữa AM,AC. CM cắt BN tại S. BM cắt CN tại T. P là một điểm trên (O). PT cắt đường thẳng qua S song song BC tại Q. Chứng minh rằng (QPS) tiếp xúc với (O)
Lời giải
Gọi T'=PT \cap \odot (O) và S'=PS \cap \odot (O) .
Đặt \{ X, Y \}=SQ \cap \odot (O) và \{ U, V \}=TS \cap \odot (O) .
Vì SQ là đường đối cực của T đối với \odot(O) ,
nên P(T', S'; U, V)=(T, S; U, V)=-1 ,
kết hợp với \angle UPV=90^{\circ} suy ra \angle BPQ=\angle SPC . ... ( \star )
vì \angle XPB=\angle CPY ( \because XY \parallel BC ) ,
kết hợp với (\star) ta có \angle XPQ=\angle SPY ,
vì thế theo bổ đề trên \odot (PQS) tiếp xúc \odot (O) tại P .
Blog này tổng hợp các bài toán hay, các bài giảng chọn lọc về nhiều chủ đề: đại số, hình học, giải tích, số học và tổ hợp liên quan đến Toán Olympic và Toán thi ĐH.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc
Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp...
-
I) Hàm phần nguyên: 1) Định nghĩa Phần nguyên của một số thực x là số nguyên lớn nhất không vượt quá x. Kí hiệu là [x]. 2) Tính chất...
-
Trong thế giới bất đẳng thức , ngoài những bất đẳng thức kinh điển và được áp dụng rất nhiều như bất đẳng thức AM – GM, bất đẳng thức Cauc...
-
Định nghĩa 1: Một số nguyên a được gọi là thặng dư bình phương mod n nếu tồn tại số nguyên x sao cho x^2 \equiv a (mod n) Ta cũng có th...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét