Bài toán: Xét tất cả các số nguyên tố p_1 < p_2 <..p_n<.. Đặt a_n=p_1+p_2+..+p_n. Chứng minh rằng với mọi n nguyên dương, nằm giữa a_n và a_{n+1} có ít nhất một số chính phương.
Giải:
Bổ đề: Với n \ge 4 thì p_{n+1} > 2\sqrt{p_1+p_2+..+p_n}+1
Chứng minh:
Với n=4, đúng.
Giả sử đúng với n=k tức là:
p_{k+1} > 2\sqrt{p_1+p_2+..+p_k}+1
Hay là (p_{k+1}-1)^2 >4 (p_1+p_2+..+p_k)
Ta cần chứng minh: (p_{k+2}-1)^2 >4 (p_1+p_2+..+p_{k+1})
Hay chỉ cần chứng minh: (p_{k+2}-1)^2 \ge (p_{k+1}-1)^2 +4p_{k+1}
Điều này tương đương (p_{k+2}-p_{k+1})(p_{k+2}+p_{k+1}-2) \ge 4p_{k+1}
Điều này là hiển do khoảng cách 2 số nguyên tố liên tiếp bé nhất là 2. Vậy ta có đpcm
Quay lại bài toán
Với n=1, thì giữa 2 và 5 tồn tại 4 là số chính phương.
Tương tự cho n=2,3,4
Giả sử đúng với n=k tức là giữa a_k và a_{k-1} tồn tại ít nhất một số chính phương, ta gọi a^2 là số chính phương lớn nhất trong các số chính phương đó.
(a+1)^2 > a_{k}
Áp dụng bổ đề thì p_{k+1}>2a+1 nên a_{k+1} >(a+1)^2.
Blog này tổng hợp các bài toán hay, các bài giảng chọn lọc về nhiều chủ đề: đại số, hình học, giải tích, số học và tổ hợp liên quan đến Toán Olympic và Toán thi ĐH.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc
Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp...
-
I) Hàm phần nguyên: 1) Định nghĩa Phần nguyên của một số thực x là số nguyên lớn nhất không vượt quá x. Kí hiệu là [x]. 2) Tính chất...
-
Trong thế giới bất đẳng thức , ngoài những bất đẳng thức kinh điển và được áp dụng rất nhiều như bất đẳng thức AM – GM, bất đẳng thức Cauc...
-
Định nghĩa 1: Một số nguyên a được gọi là thặng dư bình phương mod n nếu tồn tại số nguyên x sao cho x^2 \equiv a (mod n) Ta cũng có th...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét