Tiêu chuẩn mở rộng 1: Cho đa thức P(x)=\sum_{i=0}^{n}a_ix^i là một đa thức hệ số nguyên. Nếu tồn tại số nguyên tố p thỏa mãn những điều kiện sau:
i) a_n không chia hết cho p
ii) Các hệ số a_0, a_1, .. a_{n-k} chia hết cho p
iii) a_0 không chia hết p^2.
Chứng minh rằng đa thức P(x) không có ước là G(x) mà bậc của G lớn hơn hoặc bằng k.
Chứng minh:
Giả sử ngược lại: P(x)=f(x)g(x) với: f(x)=\sum_{i=0}^{r}b_ix^i, g(x)=\sum_{i=0}^{s}c_ix^i, r+s=n, r,s \ge k. Và do r+s=n và r,s \ge k suy ra r, s \le n-k
Dễ thấy rằng a_0=b_0c_0 mà a_0 \vdots p và a_0 \not \vdots p^2 nên trong hai số b_0 và c_0 có đúng một số chia hết cho p, giả sử là b_0. Ngoài ra do a_n=b_rc_s không chia hết cho p nên b_r không chia hết cho p. Suy ra, tồn tại k là số nhỏ nhất mà 0<k \le r \le n-k sao cho b_k không chia hết cho p. Khi đó b_0, b_1,..b_{k-1} đều chia hết cho p. Ta cũng có:
a_k=b_kc_0+b_{k-1}c_1+..+b_0c_k là hệ số chia hết cho p. Tuy nhiên, do b_kc_0 \not \vdots p và b_0, b_1,..b_{k-1} \vdots p nên đây là điều mâu thuẫn. Vậy điều giả sử là sai và ta có đpcm.
Tiêu chuẩn mở rộng 2 (Tham khảo từ bài viết của STEVEN H. WEINTRAUB ): Cho f(x)=a_nx^n+..+a_0 là đa thức hệ số nguyên. Và giả sử có một số nguyên tố p sao cho p không là ước a_n, p là ước a_i, (i=0,1,..n-1)) và với một số số k nào đó p^2 không là ước của a_k. Gọi k_0 là giá trị nhỏ nhất của k Khi đó nếu f(x)=g(x)h(x) thì min( deg g(x), deg h(x)) \le k_0.
Chứng minh:
Gọi deg g(x)=d_0, deg h(x)=e_0. Gọi d là số mũ nhỏ nhất của x trong đa thức g(x) mà hệ số của nó không chia hết cho p, định nghĩa tương tự cho e. Khi đó:
g(x)=x^dg_1(x)+pg_2(x),h(x)=x^eh_1(x)+h_2(x). với các đa thức g_1, g_2, h_1, h_2 là các đa thức hệ số nguyên và các hệ số của g_1, h_1 không chia hết cho p. Khi đó:
f(x)=g(x)h(x)=x^{d+e}g_1(x)h_1(x)+p(x^eh_1(x)g_2(x)+x^dh_2(x)g_1(x))+p^2g_2(x)h_2(x)
mà theo giả thiết thì tất cả hệ số của f(x) trừ a_n đều chia hết cho p. Điều này dẫn đến d+e=n vì nếu không (x^{d+e} nhân với hệ số tự do trong g_1(x) và h_1(x) sẽ có được điều mâu thuẫn). và d \le d_0, e \le e_0 d_0+e_0=n nên d=d_0, e=e_0.
Vì thế g(x)=b_{d_0}x^{d_0}+pg_2(x), h(x)=c_{e_0}x^{e_0}+ph_2(x) Trong trường hợp này ta có:
f(x)=g(x)h(x)=a_nx^n+ph_2(x)b_{d_0}x^{d_0}+pg_2(x)c_{e_0}x^{e_0}+p^2g_2(x)h_2(x).
Vậy k_0 \le min( deg g(x), deg h(x)) (điều phải chứng minh)
Lưu ý:
Với k=0 ta có tiêu chuẩn Eisentein f(x) bất khả quy còn k=1 nếu f(x) không có nghiệm hữu tỉ thì f(x) cũng bất khả quy.
Blog này tổng hợp các bài toán hay, các bài giảng chọn lọc về nhiều chủ đề: đại số, hình học, giải tích, số học và tổ hợp liên quan đến Toán Olympic và Toán thi ĐH.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc
Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp...
-
I) Hàm phần nguyên: 1) Định nghĩa Phần nguyên của một số thực x là số nguyên lớn nhất không vượt quá x. Kí hiệu là [x]. 2) Tính chất...
-
Trong thế giới bất đẳng thức , ngoài những bất đẳng thức kinh điển và được áp dụng rất nhiều như bất đẳng thức AM – GM, bất đẳng thức Cauc...
-
Định nghĩa 1: Một số nguyên a được gọi là thặng dư bình phương mod n nếu tồn tại số nguyên x sao cho x^2 \equiv a (mod n) Ta cũng có th...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét