Processing math: 5%

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

4 Cách chứng minh cho bài hình học APMO 2000

Bài toán: Cho \displaystyle \Delta ABC với trung tuyến \displaystyle AM và phân giác \displaystyle AN. Đường thẳng vuông góc với \displaystyle AN tại \displaystyle N cắt \displaystyle AB,AMlần lượt tại \displaystyle P,Q. Đường thẳng vuông góc với \displaystyle AB tại \displaystyle P cắt\displaystyle AN tại \displaystyle O. Chứng minh: \displaystyle OQ\bot BC.


Lời giải 1.
1_Fotor


Một cách tự nhiên ta nghĩ tới việc kéo dài \displaystyle PQ cắt \displaystyle AB tại H.
Ta xét thêm PQ cắt \displaystyle Ax tại \displaystyle K (\displaystyle Ax\parallel BC)
Ta thấy: \displaystyle M là trung điểm của \displaystyle BC mà \displaystyle Ax\parallel BC \displaystyle \Rightarrow (PHQK)=-1 (Tính chất hàng điểm điều hòa)
\displaystyle \Rightarrow \overline{NQ.}\overline{NK}=N{{H}^{2}}=N{{P}^{2}} (Hệ thức Newton)
Mà \displaystyle N{{P}^{2}}=\overline{NA.}\overline{NO}
\displaystyle \Rightarrow \overline{NQ}.\overline{NK}=\overline{NA}.\overline{NO}
Mà \displaystyle KN\bot AO \displaystyle \Rightarrow Q là trực tâm của \displaystyle \vartriangle AOK
\displaystyle \Rightarrow OQ\bot AK\Rightarrow OQ\bot BC (đpcm).
Lời giải 2




Lời giải 3 (Khá giống lời giải 1 nhưng ý tưởng là chứng minh trùng và dùng cực, đối cực)


Giả sử đường thẳng qua O vuông góc BC cắt PR tại Q', Gọi E là giao điểm của đường thẳng qua A song song BC (đặt là l ) và PR.
Xét cực đối cực với (O)
Ta có Q thuộc đường đối cực của A nên A thuộc đường đối cực của Q nên l là đường đối cực của Q. (do l vuông góc OQ).

Từ đó do E là cực của AQ (Do đường đối cực của A là PR, đường đối cực của Q là l)

Gọi M' là giao AQ và BC. thì ta có:

 $(P, R; Q', E) = A(P, R; Q', E) = A(B, C; M', \infty) = -1$

Vậy M' là trung điểm BC. Suy ra Q trùng Q'. đpcm

Cách 4: Giả sử đường thẳng qua C và song song với AN cắt tia BA tại C'. 
Từ B kẻ đường vuông góc C'C cắt C'C tại T và tia AN tại U. 
Gọi A' là trung điểm CC'
Qua C kẻ đường thẳng song song với BT, đường này cắt bA ở V
Gọi chân đường thẳng vuông góc kẻ từ V xuống BT là W. Như thế CVWT là hình chữ nhật
AU là phân giác góc CAV và CV vuông góc với AU, nên U là trung điểm WT. 
Suy ra giao điểm N của AU và CW là tâm của hình chữ nhật CVWT, N chính là trung điểm CW. 
Ta đã có M là 
trung điểm BC. Vì M, N lần lượt là trung điểm các cạnh CB và CW của tam giác CBW nên
MN=BW/2
Do CC' song song AN ta có:
\angle CC'A= \angle BAN= \angle CAN = \angle C'CA
do đó AC'=AC.  Khi đó AU=C'T-C'A'. Mà N là tâm của hình chữ nhật CTWV nên NU=\frac{1}{2}CT

AN=AU-NU=C'T-C'A'-\frac{1}{2}CT=\frac{1}{2}C'T

Suy ra: \frac{MN}{AN}=\frac{BW}{C'T} Nhưng MN song song với BW và NP nên:

\frac{QN}{AN}=\frac{MN}{AN}=\frac{BW}{C'T}

Bây giờ, ta có AN// VW và NP//BW, do đó các tam giác ANP và tam giác VWB đồng dang, và suy ra:

\frac{AN}{NP}=\frac{VW}{BW}=\frac{CT}{BW}

Từ đó ta được: \frac{QN}{NP}=\frac{QN}{AN}.\frac{AN}{NP}=\frac{CT}{C'T}

PN là đường cao của tam giác vuông ANO, nên hai tam giác ANP và PNO đồng dang. Từ đây ta suy ra:
\frac{NP}{NO}=\frac{NA}{NP}

Mặt khác, hai tam giác ANP và C'TB đồng dạng nên ta có:

\frac{NA}{NP}=\frac{C'T}{BT}

Do đó \frac{QN}{NO}=\frac{QN}{NP}.\frac{NP}{NO}=\frac{CT}{C'T}.\frac{C'T}{BT}=\frac{CT}{BT}

Ta lại có \angle CTB\angle QNO là hai góc vuông nên hai tam giác QNO và CTB đồng dạng, mà NO 'perp BT, do đó QO \perp BC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc

Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp...