Processing math: 0%

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Dùng định lý Miquel để giải bài toán hình học

Bài 1: Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Các tiếp tuyến tại B, C cắt nhau tại T. Đường thẳng qua A vuông góc AT cắt BC tại S. B_1, C_1 trên ST (T nằm giữa B_1C_1, B_1 nằm giữa S và T) sao cho B_1T=BT=C_1T. Chứng minh rằng tam giác ABC đồng dạng tam giác AB_1C_1.

Lời giải:

Gọi M là trung điểm BC thì T,M,A,S đồng viên.

Ta cũng có B_1,C_1,B,C đồng viên

Gọi K là giao của BB_1CC_1 thì \widehat{BKC}=180^o-\widehat{KBC}-\widehat{BCK}=180^o-\widehat{KBC}-\widehat{B_1BT}=\widehat{TBC}

Tương tự ta suy ra BT và CT là tiếp tuyến của (KBC)

Suy ra K thuộc (ABC) (Vì tâm của KBC là giao của đường thẳng qua B và C vuông BT và CT).

Vậy A là giao của (KBC) và (SMT). Gọi J là giao của CB_1BC_1 thì theo định lý Brocard TJ \perp SSK tại A', Theo Pascal đảo cho 6 điểm BBKCJ ta suy ra J thuộc (KBC), mà A' lại thuộc (KJC) (Do IJ vuông SK tại A') Suy ra A' là giao của (KBC) và (SMT) vậy A' \equiv A

Hoặc cách khác: Do TA đã vuông SA, nên ta phải chứng minh TA vuông AK ( điều này có thể chứng minh bằng biến đổi góc cho S,A,K thẳng hàng).

Từ đó B là điểm Miquel của tam giác KSC nên tứ giác ASB_1B nội tiếp, Suy ra A là điểm Miquel của BCC_1B_1SK. Cuối cùng theo phép vị tự quay tâm A góc quay \varphi tỉ số k ta có diều phải cm.

1 nhận xét:

Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc

Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp...