(Thầy Trần Quang Hùng): Cho tam giác ABC nội tiếp (O). (K) tiếp xúc AC, AB và tiếp xúc (O) tại D. M là trung điểm cung BC chứa A. DM cắt AO tại L. Tiếp tuyến tại D cắt BC và cắt tiếp tuyến tại A, tại S, T. Chứng minh rằng AS chia đôi TI.
Lời giải:
Ta có 2 bổ đề sau:
Bổ đề 1: Cho MN là đường kính của (O), A,B thuộc (O), AM cắt BN tại Q trong (O). Khi đó (ABQ) và (O) trực giao.
Chứng minh: Ta có: \widehat{ABQ}=\widehat{AMO}=\widehat{MAO} suy ra AO là tiếp tuyến của (ABQ) tại A. Vậy (ABQ) và (O) trực giao.
Bổ đề 2: Cho đường tròn mixtilinear ứng với góc A tiếp xúc AB, AC, (O) tại H, K, D. I là tâm nội tiếp. AI cắt (O) tại N. Khi đó DN, HK, BC đồng quy.
Chứng minh:
Ta có các kết quả sau: BHID nội tiếp
I, H, K thẳng hàng
D,I,M thẳng hàng (MN là đường kính (O))
Giả sử HK cắt BC tại G
Suy ra \widehat{GIB}=\widehat{BDH}=\widehat{ICB}
Nên: IG^2=GB.GC
Giả sử GN cắt (O) tại D'
Thì ta có: IG^2=GD'.GN
Suy ra: ID' \perp D'N Mà do MD' \perp D'N( MN là đường kính) nên M, I, D' thẳng hàng hay D trùng D'
Trở lại bài toán.
Gọi M, N là trung điểm cung BC
Kẻ đường kính AA'. A'M cắt AD tại R.
Áp dụng bổ đề 1 ta được (O) và (ADI) trực giao, suy ra T là tâm của tam giác (AID).
Ta có: \widehat{TIA}=\widehat{TAI}=\widehat{AMN}=\widehat{AXB} (X là giao AN và BC)
vậy TI song song BC
Gọi U là giao DM và BC, V trên AD sao cho UV || AI. Theo bổ đề 2 thì BC, DN và đường đối cực của A của (K) đồng quy tại G. Vì thế \measuredangle VDG = \measuredangle (AI,BC) = \measuredangle VUG \Longrightarrow D, G, U, V thuộc đường tròn đường kính GU nên GV vuông UV, mặt khác GI vuông UV do UV || AI nên G, U, V thẳng hàng.
\tfrac{DS}{DT} = \tfrac{DU}{DI} = \tfrac{DV}{DA} = \tfrac{DI}{DM} = \tfrac{DA}{DR} \Longrightarrow AS \parallel RT
Ta có đường đối cực của R sẽ đi qua L theo Brocard. Mặt khác: AD là đường đối cực của T suy ra đường đối cực của R sẽ đi qua T. Suy ra LT là đường đối cực của R. đối với (O)
Vậy T(A,L,S,R)=-1, mà AS//RT, vậy ta có đpcm.
Blog này tổng hợp các bài toán hay, các bài giảng chọn lọc về nhiều chủ đề: đại số, hình học, giải tích, số học và tổ hợp liên quan đến Toán Olympic và Toán thi ĐH.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc
Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp...
-
I) Hàm phần nguyên: 1) Định nghĩa Phần nguyên của một số thực x là số nguyên lớn nhất không vượt quá x. Kí hiệu là [x]. 2) Tính chất...
-
Trong thế giới bất đẳng thức , ngoài những bất đẳng thức kinh điển và được áp dụng rất nhiều như bất đẳng thức AM – GM, bất đẳng thức Cauc...
-
Định nghĩa 1: Một số nguyên a được gọi là thặng dư bình phương mod n nếu tồn tại số nguyên x sao cho x^2 \equiv a (mod n) Ta cũng có th...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét