Ta có một bổ đề bất đẳng thức số học dùng để đánh giá bội chung nhỏ nhất như sau:
Với mọi số nguyên dương n tồn tại một số c_n >0 sao cho:
lcm(m,m+1,m+2,..m+n)>c_nm(m+1)(m+2)..(m+n) (ký hiệu lcm, gcd lần lượt là bội chung nhỏ nhỏ và ước chung lớn nhất)
Chứng minh:
Ta có:
lcm(m,m+1,m+2,..m+n)=lcm(lcm(m,m+1,..m+n-1),m+n)\\=\frac{lcm(m,m+1,..m+n-1)(m+n)}{gcd(lcm(m,m+1,..m+n-1),m+n)} \\ \ge \frac{lcm(m,m+1,..m+n-1)(m+n)}{gcd(m(m+1)(m+2)..(m+n-1),m+n)}\\ \geq \frac{lcm(m,m+1,..m+n-1)(m+n)}{n!}
Bằng quy nạp ta chứng minh được:
lcm(m,m+1,m+2,..m+n)\ge\frac{m(m+1)(m+2)..(m+n)}{n!(n-1)!..1!}
Như vậy bổ đề được chứng minh.
Ta xét bài toán sau:
(USA MO 1995) Cho dãy số nguyên (a_n)_{n \ge 0} thỏa mãn điều kiện sau:
i) m-n | a_m -a_n
ii) tồn tại đa thức f(x) sao cho |a_n| \le f(n) với mọi n \ge 0
Chứng minh rằng tồn tại đa thức g(n) sao cho g(n)=a_n với mọi n \ge 0
Lời giải:
Giả sử P có bậc d. Đặt Q là đa thức bậc cao nhất d với Q(x)=q_x cho 0\leq x\leq d. Vì q_x là những số nguyên, Q là đa thức hệ số hữu tỉ và tồn tại k để kQ có hệ số nguyên. Vì thế m-n|kQ(m)-kQ(n) với mọi m,n\in \mathbb N_0.
Ta sẽ chứng minh rằng Q là đa thức cần tìm
Cho x>n Ta có
kq_x \equiv kq_m\pmod{x-m}\text{với mọi }m\in[0,d]
Vì kQ(x) thỏa mãn điều kiện nên kq_m=kQ(m),
kq_x\equiv kQ(x)\pmod{x-m}\text{ với mọi }m\in [0,d]
( lưu ý kQ(x) -kQ(m) chia hết x-m)
và vì thế
kq_x\equiv kQ(x)\pmod{\text{lcm}(x,x-1,\ldots, x-d)}. \;(1)
Vì P(x), Q(x) có bậc là d, Vì thế với x đủ lớn ( x>L) Ta có \left|Q(x)\pm\frac{x(x-1)\cdots (x-d)}{kd!(d-1)!\cdots 1!}\right|>P(x). Vì (1) kq_x phải lớn hơn một bội của \text{lcm}(x,x-1,\ldots, x-d) so với kQ(x); vì thế q_x phải lớn hơn một bội của \frac{x(x-1)\cdots (x-d)}{kd!(d-1)!\cdots 1!} với Q(x), với x>L Ta phải có q_x=Q(x).
Bây giờ với mọi y ta có kQ(y)\equiv kQ(x)\equiv kq_x \equiv kq_y\pmod{x-y} với x>L. Vì x-y có thể lớn tùy ý nên ta phải có Q(y)=q_y, đpcm
Blog này tổng hợp các bài toán hay, các bài giảng chọn lọc về nhiều chủ đề: đại số, hình học, giải tích, số học và tổ hợp liên quan đến Toán Olympic và Toán thi ĐH.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc
Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp...
-
I) Hàm phần nguyên: 1) Định nghĩa Phần nguyên của một số thực x là số nguyên lớn nhất không vượt quá x. Kí hiệu là [x]. 2) Tính chất...
-
Trong thế giới bất đẳng thức , ngoài những bất đẳng thức kinh điển và được áp dụng rất nhiều như bất đẳng thức AM – GM, bất đẳng thức Cauc...
-
Định nghĩa 1: Một số nguyên a được gọi là thặng dư bình phương mod n nếu tồn tại số nguyên x sao cho x^2 \equiv a (mod n) Ta cũng có th...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét