Ta có định lý Pascal đầy đủ cho lục giác, định lý Pascal suy biến là khi một số các đỉnh trùng nhau.
Ta xét bài toán sau:
Cho tam giác ABC, nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). BI cắt AC, (O) lần lượt tại B_0, B_1. Tương tự C_0, C_1 . Gọi S là giao điểm của C_0B_1 và B_0C_1. Chứng minh rằng SI chia đôi BC.
Lời giải:
Đặt T \equiv B_0C_0 \cap B_1C_1 và X \equiv AI \cap BC, Y \equiv AT \cap BC .
Áp dụng định lý Pascal suy biến cho lục giác AABB_1C_1C \Longrightarrow AT là tiếp tuyến của \odot (ABC) ,
Để ý rằng B_1C_1 là trung trực AI nên TA=TI . ... (\star)
Ta có: YA=YX \Longrightarrow Kết hợp với (\star) Ta có TI \parallel XY \equiv BC ,
Vì thế từ tứ giác B_0C_1B_1C_1 toàn phần suy ra I(B,C;T,S)=-1 \Longrightarrow IS đi qua trung điểm BC .
Blog này tổng hợp các bài toán hay, các bài giảng chọn lọc về nhiều chủ đề: đại số, hình học, giải tích, số học và tổ hợp liên quan đến Toán Olympic và Toán thi ĐH.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc
Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp...
-
I) Hàm phần nguyên: 1) Định nghĩa Phần nguyên của một số thực x là số nguyên lớn nhất không vượt quá x. Kí hiệu là [x]. 2) Tính chất...
-
Trong thế giới bất đẳng thức , ngoài những bất đẳng thức kinh điển và được áp dụng rất nhiều như bất đẳng thức AM – GM, bất đẳng thức Cauc...
-
Định nghĩa 1: Một số nguyên a được gọi là thặng dư bình phương mod n nếu tồn tại số nguyên x sao cho x^2 \equiv a (mod n) Ta cũng có th...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét