Bài 1: Cho P(x) và Q(x) là 2 đa thức với hệ số nguyên thỏa mãn điều kiện:
\begin{bmatrix} P(x^3)+xQ(x^3) \end{bmatrix}\vdots (x^2+x+1) Gọi d là ước chung lớn nhất của P(2007) và Q(2007). Chứng minh rằng d \vdots 2006
Lời giải:
Ta sẽ chứng minh rằng P(1)=Q(1)=0
Ta có: \varepsilon =\frac{-1}{2}+i\frac{\sqrt{3}}{2} là nghiệm của đa thức x^2+x+1
Suy ra: \varepsilon^3=1
Từ điều kiện lần lượt cho x=-\varepsilon, -\varepsilon^2 vào ta được
\left\{\begin{matrix} P(1)+\varepsilon Q(1)=0 (1)& \\ P(1)+\varepsilon^2Q(1)=0 (2)& \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} -\varepsilon P(1)-\varepsilon^2 Q(1)=0 (3)& \\ - \varepsilon^2 P(1)-\varepsilon Q(1)=0 (4)& \end{matrix}\right.
Cộng (1), (2), (3), (4) và sử dụng \varepsilon^2+\varepsilon+1=0 ta được 3P(1)=0
Ta chỉ còn chứng minh Q(1)=0, mà từ (1), (2):
\left\{\begin{matrix} P(1)+\varepsilon Q(1)=0 & \\ P(1)+\varepsilon^2Q(1)=0 & \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} \overline{\varepsilon} P(1)+Q(1)=0 & \\ \overline{\varepsilon} P(1)+ Q(1)=0& \end{matrix}\right. Đến đây làm tương tự như P(1) ta có điều phải chứng minh.
Bài 2 (USA MO): Cho P(x), Q(x), R(x) là các đa thức sao cho:
\begin{bmatrix} P(x^5)+xQ(x^5)+x^2R(x^5) \end{bmatrix} \vdots(x^4+x^3+x^2+x+1)
Chứng minh rằng P(x) chia hết cho x-1.
Giải: Đặt w=e^{\frac{2\pi i}{5}} thì w^5=1, thay x lần lượt bằng w, w^2, w^3, w^4 ta được các phương trình:
\left\{\begin{matrix} P(1)+wQ(1)+w^2R(1)=0\\ P(1)+w^2Q(1)+w^4R(1)=0\\ P(1)+w^3Q(1)+w^6R(1)=0\\ P(1)+w^4Q(1)+w^8R(1)=0 \end{matrix}\right.
Nhân các phương trình từ 1 đến 4 lần lượt với -w, -w^2, -w^3, -w^4 ta được:
\left\{\begin{matrix} -wP(1)-w^2Q(1)-w^3R(1)=0\\ -w^2P(1)-w^4Q(1)-wR(1)=0\\ -w^3P(1)-wQ(1)-w^4R(1)=0\\ -w^4P(1)-w^3Q(1)-w^2R(1)=0 \end{matrix}\right.
Sử dụng 1+w+w^2+w^3+w^4=0 ta được 5P(1)=0 tức là x-1 | P(x)
Nếu gọi \overline{w}=e^{\frac{2.\pi.i4}{5}} \Rightarrow \overline{w}.w=e^{2 \pi i}=1
Tương tự như bài trên cho Q(x) ta có Q(1)=0, Q(1)=0 kéo theo R(1) bằng 0.
Ngoài ra ta còn có cách khá đẹp của pco:
Write P(x)=(x-1)A(x)+P(1), Q(x)=(x-1)B(x)+Q(1) and R(x)=(x-1)C(x)+C(1) and constraint is :x^4+x^3+x^2+x+1| (x^5-1)A(x^5)+x(x^5-1)B(x^5) +x^2(x^5-1)C(x^5)+P(1)+xQ(1)+x^2R(1)And since x^4+x^3+x^2+x+1|x^5-1, we get x^4+x^3+x^2+x+1|P(1)+xQ(1)+x^2R(1)And so P(1)=Q(1)=R(1)=0Hence the claim
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét