Processing math: 47%

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Mở rộng của định lý Dirac

Định lý Ore: Nếu đồ thị vô hướng G=(V,E) có số đỉnh là n \ge 3deg(u)+deg(v) \ge n thỏa mãn cho mọi cặp đỉnh không kề nhau u và v của G, thì G là đồ thị Hamilton.

Chứng minh.

Giả sử định lý không đúng và G=(V, E) có cỡ cực đại cấp n thỏa mãn các điều kiện của Định lý nhưng không là đồ thị Hamilton. Dễ thấy rằng thêm một cạnh bất kỳ vào một đồ thị có những tính chất chỉ ra trong định lý sẽ tạo ra một đồ thị cũng có những tính chất ấy. Vì G là đồ thị không là Hamilton cấp n có cỡ cực đại thỏa mãn các điều kiện , nên đồ thị nhận được khi thêm vào G một cạnh bất kì nối hai đỉnh không kề nhau trong G là đồ thị có chu trình Hamilton cạnh thêm đó. Suy ra hai đỉnh bất kỳ không kề nhau trong G được nối với nhau bằng một đường Hamilton

Vì G không là đồ thị Hamilton nên G khác đồ thị đầy đủ K_n. Do đó tồn tại hai đỉnh không kề nhau trong G, chẳng hạn v_1v_n. Theo khẳng định vừa chứng minh ở đoạn trên tồn tại trong G đường Hamilton nối v_1 với v_n chẳng hạn v_1v_2..v_n.

Kí hiệu các đỉnh kề với v_1 bằng v_{i_1},v_{i_2},..v_{i_k} trong đó k là bậc của đỉnh v_12=i_1<i_2<..<i_k. Hiền nhiên là v_n không thể kề với một đỉnh nào của G dạng v_{i_j-1} bởi vì khi đó G sẽ có chu trình Hamilton là v_1v_2..v_{i_j-1}v_nv_{n-1}..v_{i_j}v_1.

Do đó ký hiệu N(v_1)=\begin{Bmatrix} v_{i_j} \in V|j=1,2,..k \end{Bmatrix}N*(v_n)=\begin{Bmatrix} v_{i+1} \in V | v_i \ne v_n, \begin{Bmatrix} v_i,v_n \end{Bmatrix} \in E \end{Bmatrix}

Thì N(v_1) \cap N^*(v_n) là rỗng.

Vì thế: n \le deg(v_1)+deg(v_n) = k+(n-1-k)=n-1 (mâu thuẫn)

Như vậy ta có điều phải chứng minh.

Có thể thấy rằng định lý Dirac  này là hệ quả của định lý Ore do:

nếu có hai đỉnh trong đồ thị không kề nhau bất kì u và v trong G ta có deg(u)+deg(v) \ge n/2+n/2=n áp dụng định lý Ore ta có điều phải chứng minh.

2 nhận xét:

Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc

Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp...