Lời giải:
Đặt S=KA\cap \Omega,và đặt T là điểm đối xứng K qua I . Gọi X,Y là các tiếp điểm của (I) trên CA,AB.
AD // KT nên (KT,KN;KS,KD)=-1. suy ra KTSN điều hòa, vậy tiếp tuyến với (I) tại K,S đồng quy trêb NT. Mặt khác, tiếp tuyến tại X,Y đồng quy KS, nên KXSY là tứ giác điều hòa, Nghĩa là tiếp tuyến tại K,S đồng quy XY.
Từ đây suy ra BC,XY,TN Đồng quy. Gọi P=XY\cap BC, suy ra (B,C;K,P)=-1,và vì \angle KNP=\angle KNT=\frac{\pi}2, nên NK là phân giác của \angle BNC.
Gọi B'=NB\cap \Omega,\ C'=NC\cap \Omega, Ta có:
BB^{\prime} \cdot BN = BK^2
CC^{\prime} \cdot CN = CK^2. Suy ra:
\frac{BB^{\prime} \cdot BN}{CC^{\prime} \cdot CN} = \frac{BK^2}{CK^2}
Nhưng NK là phân giác của góc BNC nên:
\frac{BK}{CK} = \frac{BN}{CN}
Vì vậy:
\frac{BB^{\prime} \cdot BN}{CC^{\prime} \cdot CN} = \frac{BN^2}{CN^2}
Suy ra:
\frac{BB^{\prime}}{CC^{\prime}} = \frac{BN}{CN}
Nên:
B'C'\|BC, nên N là tâm vị tự biến (I) thành (BNC) Hay (I) tiếp xúc (BNC) tại N vậy ta có điều phải chứng minh.
Ta có thêm những kết quả sau:
-NK đi qua tâm bàng tiếp góc A. (Gọi M là trung điểm BC và lưu ý AT đi qua tiếp điểm bàng tiếp trên BC Dùng hàng điểm để chứng minh)
-Nếu gọi N_B tương tự như điểm N ứng với góc B, N_C ứng với góc C thì NK, N_BX, N_CY đồng quy tại S thuộc OI( Dùng cực đối cực)
- Trục đẳng phương của N_BAC, N_CAB và N_BX, N_CY đồng quy tại một điểm thuộc OI. ( ý đầu dùng định lý 4 điểm, ý sau có thể dùng tâm vị tự, cực đối cực) suy ra điểm đồng quy này là S.
Ngoài ra rất nhiều bài toán đẹp có thể được phát triển từ những mô hình này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét