Định nghĩa:
Đồ thị lưỡng phân là đồ thị G=(V; E) mà tập đỉnh V có thể phân hoạch thành hai tập hợp X, Y sao cho tập cạnh E chỉ gồm các cạnh nối hai đỉnh không cùng một tập hợp. Ta còn kí hiệu đồ thị lưỡng phân này là G=(X,Y;E)
Một tính chất cơ bản để nhận biết đồ thị lưỡng phân là định lý sau đây
Định lý: Một đồ thị G là đồ thị lưỡng phân khi và chỉ khi mọi chu trình của nó có độ dài chẵn.
Chứng minh. Giả sử G=(X,Y; E) là một đồ thị lưỡng phân. Khi đó dọc theo chu trình bất kỳ của G các đỉnh thuộc tập X và tập Y lần lượt kế tiếp nhau. Do đó, khi trở về đỉnh xuất phát đầu tiên, ta phải đi qua một số chẵn các đỉnh, do đó số cạnh ( bằng số đỉnh) của chu trình là một số chẵn.
Đảo lại, giả sử rằng G là một đồ thị mà tất cả các chu trình của G đều có độ dài chẵn. Ta sẽ chứng minh rằng tất cả các thành phần liên thông của G đều là các đồ thị lưỡng phân, và do đố G cũng là đồ thị lưỡng phân.
Thật vậy, giả sử rằng G_1 là một thành phần liên thông của G và P_0 là một đỉnh của đồ thị G_1. Với mỗi đỉnh P của đồ thị G_1, ta chọn một đường đi W nối đỉnh P_0 với đỉnh P. Nếu đường đi W có độ dài chẵn thì đỉnh P thuộc tập X, còn nếu đường đi W có độ dài lẻ thì đỉnh P được lấy vào tập Y. Sự phân loại các đỉnh của đồ thị G_1 không phụ thuộc vào cách chọn đường đi W. thật vậy, nếu có đường đi W với độ dài chẵn và đường đi W' với độ dài lẻ nối đỉnh P_0 với đỉnh P thì đồ thị G_1 sẽ có chu trình với độ dài lẻ, mâu thuẫn với giả thiết ban đầu.
Với các thiết lập tập hợp X và Y này, các đỉnh của đồ thị G_1 hoặc thuộc tập hợp X hoặc thuộc tập hợp Y. Bây giờ ta chuwgns minh rằng G_1 chỉ có các cạnh nối các đỉnh không cùng mọt tập hợp với nhau mà thôi. Thật vậy, giả sử rằng có hai đỉnh P và Q kề nhau trong đồ thị G_1 thì chugns không thể cùng thuộc một tập hợp X hoặc Y, nếu không từ P_0 ta có thể đi đến đỉnh P rồi tới đỉnh Q bởi cạnh (P,Q) và trở về đỉnh P_0 với một đường đi lẻ cạnh, điều không thể xảy ra trong đồ thị G do G chỉ có chu trình với số chẵn cạnh mà thôi. Như vậy đồ thị G là đồ thị lưỡng phân với hai tập đỉnh X và Y.
Blog này tổng hợp các bài toán hay, các bài giảng chọn lọc về nhiều chủ đề: đại số, hình học, giải tích, số học và tổ hợp liên quan đến Toán Olympic và Toán thi ĐH.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc
Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp...
-
I) Hàm phần nguyên: 1) Định nghĩa Phần nguyên của một số thực x là số nguyên lớn nhất không vượt quá x. Kí hiệu là [x]. 2) Tính chất...
-
Trong thế giới bất đẳng thức , ngoài những bất đẳng thức kinh điển và được áp dụng rất nhiều như bất đẳng thức AM – GM, bất đẳng thức Cauc...
-
Định nghĩa 1: Một số nguyên a được gọi là thặng dư bình phương mod n nếu tồn tại số nguyên x sao cho x^2 \equiv a (mod n) Ta cũng có th...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét