Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Dùng phép song ánh để chứng minh bài toán tổ hợp- Phần 2

Hôm nay ta tiếp tục dùng phép song ánh để giải bài toán đếm trong tổ hợp.

Ví dụ 2: Cho tập A={1,2,..,2n}. Một tập con B của A gọi là một tập cân nếu trong tập đó số các số chẵn và các số lẻ bằng nhau. ( Tập rỗng là một tập cân). Tính số tập cân của A.

Giải.
Gọi N là họ các tập con của A có đúng n phần tử, B là một tập cân. $B_1, B_2$ tương ứng các tập số chẵn và lẻ của B thì $B_1=B_2$.

Ta xây dựng một ánh xạ như sau;

$f: B \rightarrow  N$

Trong đó $f(B)=B_1 \cup (Y\setminus B_2)$

$\Rightarrow |f(B)|=|B_1|+|Y|-|B_2|$ vậy muốn cho $f(B)$ thuộc $N$ thì trước hết $Y$ phải có n phần tử và Y không có phần tử chung với $B_1$. Như vậy $Y$ phải tập tất cả số lẻ của tập $A$ ($|Y|=n)$

Nên f đơn ánh

Nếu có tập $M$ thuộc $N$. Kí hiệu $M_1$, $M_2$ là tập số chẵn số lẻ của M thì $|M_1|+|M_2|=n$. Ta phải tìm xây dựng $B_1,B_2$ theo $M_1, M_2$ sao cho $|B_1|=|B_2|$ thì $B_2=Y \setminus M_2$ và $B_1=M_1$. $\Rightarrow f(B)=M$.

Như vậy ta xây dựng song ánh giữa B và N.

Vậy A có tấp cả $C^n_{2n}$

Nhận xét: Tại sao lại xây dựng f đi từ B đến N ? Thực ra qua một vài phép liệt kê ta sẽ thấy !
Một số bài tập cho bạn đọc:

1/(Bài toán chia kẹo của Euler) Có m chiếc kẹo giống nhau chia cho n em bé. Hỏi có bao nhiêu cách chia?
Đây cũng chính là bài toán: “Tìm số nghiệm không âm của phương trình :  ($n, m \in N^*$). 
Các bạn có thể nghiên cứu chuyên đề tại đây.
2( Lấy trong TLCT)/ Cho trước số nguyên dương n và số nguyên dương r thoả $r<n-r+1$. Giả sử X={1,2..n}. Hoi r có bao nhiêu tập con A của X đồng thời có tính chất:
+ Chứa r phần tử
+ Không chứa hai số nguyên liên tiếp.
(Gợi ý: Các bạn thử liệt kê như Vd 2 các bạn sẽ có hướng làm). 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bất đẳng thức tuyển sinh lớp 10 chọn lọc

Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số bài BĐT nhẹ nhàng nhưng ý tưởng tương đối mới, mức độ phù hợp với đề thi tuyển sinh vào lớp...